Nhập khoảng giá VNĐ : Từ         đến         

Luân xa (tiếng Anh: Chakra) là trung tâm của năng lượng tâm linh và sinh lý ẩn trong cơ thể con người.

 

I. DÙNG TINH DẦU TREO

Nếu không muốn thắp nến tạo ánh sáng từ lửa, chỉ dùng mỗi mùi hương để kích thích và cân bằng năng lượng trong cơ thể, bạn có thể dùng cách treo lọ tinh dầu trong phòng:

- Vỏ chai lọ tinh dầu, có dây treo (tái sử dụng nhiều lần): http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3592/Vỏ chai lọ tinh dầu, có dây treo.html.

- Tinh dầu: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/2779/Tinh dầu.html.

- Có nhiều mùi hương phù hợp, chúng tôi chọn giới thiệu 10 mùi thường dùng, quen thuộc:

- * Những mùi mạnh: Gỗ đàn hương (Sandalwood), Hoa nhài/hoa lài (Jasmine), Oải hương (Lavender), Chanh sả (Lemongrass), Sả (Citronella).

- * Những mùi nhẹ: Bạc hà (Peppermint), Hoa cúc (Chamomile), Hoa hồng (Rose), Hoa sen (Lotus), Quế (Cinnamon).

 

Luân xa số 1: Gốc (cơ xương khớp).

- Tinh dầu Gỗ đàn hương (Sandalwood), Quế (Cinnamon).

Luân xa số 2: Sinh lực (cơ quan sinh dục).

- Tinh dầu Hoa cúc (Chamomile), Hoa nhài/hoa lài (Jasmine), Hoa sen (Lotus).

Luân xa số 3: Tự chủ (hệ tiêu hóa).

- Tinh dầu Hoa cúc (Chamomile), Hoa nhài/hoa lài (Jasmine), Hoa sen (Lotus).

Luân xa số 4: Cảm xúc (tim, phổi).

- Tinh dầu Hoa hồng (Rose), Oải hương (Lavender), Quế (Cinnamon).

Luân xa số 5: Giao tiếp (cổ, họng).

- Tinh dầu Bạc hà (Peppermint), Hoa nhài/hoa lài (Jasmine), Oải hương (Lavender).

Luân xa số 6: Trực giác (đầu, mắt).

- Tinh dầu Chanh sả (Lemongrass), Sả (Citronella).

Luân xa số 7: Tư duy (não).

- Tinh dầu Hoa cúc (Chamomile), Hoa hồng (Rose), Oải hương (Lavender), Hoa sen (Lotus).

 

II. THẮP NẾN THƠM, NẾN SPA, NẾN LUÂN XA (CHAKRA CANDLES)

Dùng ánh sáng, màu sắc, đặc biệt là mùi hương của nến luân xa để kích thích và cân bằng năng lượng trong cơ thể.

Nếu thắp trong spa, thì không cần pha màu vào sáp, không cần dùng đá màu trang trí nến.


Tinh dầu: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/2779/Tinh dầu.html.

- Có nhiều mùi hương phù hợp, chúng tôi chọn giới thiệu 10 mùi thường dùng, quen thuộc:

- Những mùi mạnh: Gỗ đàn hương (Sandalwood), Hoa nhài/hoa lài (Jasmine), Oải hương (Lavender), Chanh sả (Lemongrass), Sả (Citronella).

- Những mùi nhẹ: Bạc hà (Peppermint), Hoa cúc (Chamomile), Hoa hồng (Rose), Hoa sen (Lotus), Quế (Cinnamon).

 

Luân xa số 1: Gốc (cơ xương khớp), màu đỏ.

- Đá màu đỏ: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3264/Đá màu đỏ.html.

- Tinh dầu Gỗ đàn hương (Sandalwood), Quế (Cinnamon).

 

Luân xa số 2: Sinh lực (cơ quan sinh dục), màu cam.

- Vì đá tự nhiên màu cam hiếm, có thể thay bằng đá màu mắt hổ: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3568/Đá màu mắt hổ.html.

- Tinh dầu Hoa cúc (Chamomile), Hoa nhài/hoa lài (Jasmine), Hoa sen (Lotus).

 

Luân xa số 3: Tự chủ (hệ tiêu hóa), màu vàng.

- Đá màu vàng: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3265/Đá màu vàng.html.

- Tinh dầu Hoa cúc (Chamomile), Hoa nhài/hoa lài (Jasmine), Hoa sen (Lotus).

 

Luân xa số 4: Cảm xúc (tim, phổi), màu xanh lá.

- Đá màu xanh lá: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3268/Đá màu xanh lá.html.

- Tinh dầu Hoa hồng (Rose), Oải hương (Lavender), Quế (Cinnamon).

 

Luân xa số 5: Giao tiếp (cổ, họng), màu xanh da trời.

- Vì đá tự nhiên màu xanh da trời hiếm, có thể thay bằng đá màu trắng: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3262/Đá màu trắng.html.

- Tinh dầu Bạc hà (Peppermint), Hoa nhài/hoa lài (Jasmine), Oải hương (Lavender).

 

Luân xa số 6: Trực giác (đầu, mắt), màu xanh lam.

- Vì đá tự nhiên màu xanh lam hiếm, có thể thay bằng đá màu trắng: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3262/Đá màu trắng.html.

- Tinh dầu Chanh sả (Lemongrass), Sả (Citronella).

 

Luân xa số 7: Tư duy (não), màu hồng hoặc màu tím.

- Đá màu hồng: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3266/Đá màu hồng.html.

- Đá màu tím: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3267/Đá màu tím.html.

- Tinh dầu Hoa cúc (Chamomile), Hoa hồng (Rose), Oải hương (Lavender), Hoa sen (Lotus).

 

Chúng tôi xin hướng dẫn các bạn làm nến luân xa theo cách đơn giản nhất, có thể tự làm tại nhà.

A. DỤNG CỤ: bếp, đồ rót sáp, kẹp.

1. Bếp: có thể điều chỉnh độ nóng và quan sát rõ việc đun sáp (bếp gas, bếp điện từ).

2. Đồ rót sáp:

- Nếu làm ít, dùng ca inox hoặc quánh inox có muôi rót, đun trực tiếp trên bếp:

- Ca inox: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/2652/Ca inox 1,3 lít (inox 201).html.

- Quánh inox (cán dài, cầm đỡ nóng tay, so với ca inox): http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3622/Quánh inox 600 ml (inox 304).html.

- Nếu làm nhiều, hãy đun bằng nồi lớn, rồi dùng ca nhỏ có muôi rót múc sáp ra.

3. Kẹp (để giữ bấc cotton): http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3017/Kẹp 9 cm (giữ chắc hơn kẹp xỏ).html.

- Nếu dùng bấc gỗ, vì bấc gỗ đứng thẳng rồi, nên không cần kẹp giữ, khi rót sáp.

 

B. NGUYÊN LIỆU: hũ thiếc, sáp, bấc, miếng dán đế bấc, tinh dầu nguyên chất, đá màu tự nhiên.

1. Hũ thiếc (nhiều hoa văn, có 2 size đồng giá): http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3518/Hộp thiếc, hũ thiếc.html.

- Hũ nhỏ được ưa chuộng, vì tốn ít sáp (giá thành thấp xuống), và xinh xắn hơn.

- Hũ nhỏ: 60 gr sáp, thắp khoảng 12 giờ, tự làm thì giá thành tầm 60 – 90.000 đ/hũ nhỏ.

- Hũ lớn: 110 gr sáp, thắp khoảng 24 giờ, tự làm thì giá thành tầm 70 – 100.000 đ/hũ lớn.

- (Bạn mua số lượng nguyên liệu càng nhiều, giá càng rẻ)

- Hũ bằng thiếc, không lo bị bể vỡ như hũ thủy tinh.

- Hũ bằng thiếc rất bền, tái sử dụng được nhiều lần, tiết kiệm chi phí.

- Hũ thiếc có nắp đậy kín, giữ mùi hương lâu.

 

2. Trong các loại sáp làm nến, chúng tôi giới thiệu 3 loại sáp giữ mùi hương tốt, thích hợp làm hũ nến thơm.

- Bạn chọn 1 trong 3 loại sáp sau, hoặc tự pha trộn theo tỉ lệ tùy ý thích.

- Nếu bạn tự pha trộn nhiều loại sáp, cần chú ý độ nóng chảy của mỗi loại sáp (để đun theo thứ tự từ cao rồi tới thấp, tránh cháy khét sáp có độ nóng chảy thấp hơn) và test cỡ bấc phù hợp, trước khi làm nhiều.

- Hãy thắp thử đến hết sáp nến. Vừa ý rồi, mới làm nến số lượng nhiều.

- Nếu có trục trặc không như ý (ngọn lửa lớn quá hoặc nhỏ quá), việc khắc phục sẽ rất vất vả và tốn thời gian, vì phải làm lại từ đầu, mới có thể thay bấc khác.

 

Theo thứ tự giá từ thấp đến cao (nhấn vào link xem bảng giá):

- Sáp cọ mềm (dạng khối, màu trắng, không mùi; độ nóng chảy khoảng 45 độ C, cháy tốt):

- http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/2201/Sáp cọ mềm.html.

- * Hũ nhỏ: dùng 1 bấc số 7 dài 6 cm, hoặc 1 bấc gỗ.

- * Hũ nhỏ: Nếu trời lạnh thì 2 bấc số 7 dài 6 cm, hoặc 1 bấc số 9 dài 5 cm, hoặc 2 bấc gỗ.

- * Hũ lớn: dùng 1 bấc số 9 dài 5 cm, hoặc 2 bấc gỗ.

- * Hũ lớn: Nếu trời lạnh thì 2 bấc số 9 dài 5 cm, hoặc 3 bấc số 7 dài 6 cm.

- Sáp cọ mềm ít co lõm, chỉ cần rót 1 lần, bề mặt đã khá phẳng.

- Sáp cọ mềm: rẻ hơn, trắng hơn, phẳng mịn hơn, ngậm tinh dầu tốt hơn, so với sáp đậu nành.

 

- Sáp đậu nành (dạng miếng nhỏ, màu trắng, thơm nhẹ mùi đậu nành; độ nóng chảy khoảng 50 độ C, cháy tốt):

- http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3051/Sáp đậu nành.html.

- * Hũ nhỏ: dùng 1 bấc số 7 dài 6 cm, hoặc 1 bấc gỗ.

- * Hũ nhỏ: Nếu trời lạnh thì 2 bấc số 7 dài 6 cm, hoặc 1 bấc số 9 dài 5 cm, hoặc 2 bấc gỗ (2 bấc gỗ chập lại ngọn lửa sẽ lớn; 2 bấc gỗ cắm song song ngọn lửa sẽ đầm hơn).

- * Hũ lớn: dùng 1 bấc số 9 dài 5 cm, hoặc 2 bấc gỗ.

- * Hũ lớn: Nếu trời lạnh thì 2 bấc số 9 dài 5 cm, hoặc 3 bấc số 7 dài 6 cm.

- Sáp đậu nành ít co lõm, chỉ cần rót 1 lần, bề mặt đã khá phẳng.

- Sáp đậu nành ngậm tinh dầu kém hơn: pha nhiều tinh dầu sẽ bị tươm lên bề mặt sáp, sáp sẽ sần sùi.

 

- Sáp ong (tinh luyện dạng hạt viên, màu trắng, không mùi; độ nóng chảy khoảng 75 độ C, khó cháy):

- http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/2579/Sáp ong tinh luyện dạng hạt viên.html.

- Trong các loại sáp, sáp ong ngậm tinh dầu tốt nhất, lưu giữ mùi hương lâu nhất, và khi thắp tỏa hương tốt nhất.

- Bấc gỗ không phù hợp với sáp ong, vì sáp ong thắp bằng bấc gỗ sẽ gây khói. Nếu làm nến bằng sáp ong, hãy dùng bấc cotton.

- Do sáp ong rất khó cháy, phải tăng bấc lên:

- * Hũ nhỏ: dùng 2 bấc số 7 dài 6 cm.

- * Hũ nhỏ: Nếu trời lạnh thì 3 bấc số 7 dài 6 cm, hoặc 2 bấc số 9 dài 5 cm.

- * Hũ lớn: dùng 3 bấc số 7 dài 6 cm.

- * Hũ lớn: Nếu trời lạnh thì 3 bấc số 9 dài 5 cm.

- Sáp ong co lõm nhiều, phải rót 2 lần, bề mặt mới phẳng.

 

3. Bạn chọn 1 trong 2 loại bấc sau (bấc cotton cháy mạnh hơn bấc gỗ):

- Bấc cotton qua sáp, bấm đế sẵn (số 7 dài 6 cm và số 9 dài 5 cm đồng giá): http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/2590/Bấc cotton qua sáp, bấm đế sẵn.html.

- 2 bấc số 7 dài 6 cm sẽ cháy to hơn 1 bấc số 9 dài 5 cm.

- Bấc cotton cần kẹp giữ đứng, khi rót sáp.

 

- Bấc gỗ: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3314/Bấc gỗ.html.

- Bấc gỗ không phù hợp với sáp ong, vì sáp ong thắp bằng bấc gỗ sẽ gây khói. Nếu làm nến bằng sáp ong, hãy dùng bấc cotton.

- 1 bấc gỗ có ngọn lửa nhỏ, tương đương với 1 bấc cotton số 7.

- Bấc gỗ cháy nhỏ, cần chập 2 cái vào đế sắt, hoặc cắm 2 bấc gỗ song song (2 bấc gỗ chập lại ngọn lửa sẽ lớn; 2 bấc gỗ cắm song song ngọn lửa sẽ đầm hơn).

- Không có bấc gỗ dày, vì gỗ dày thì phải dùng tới cưa, không thể dùng kéo cắt ngắn được.

- Dùng kéo cắt ngắn bấc gỗ, phù hợp với chiều cao của hũ thiếc.

- Bấc gỗ đứng thẳng rồi, nên không cần kẹp giữ, khi rót sáp.

 

Lưu ý:

- Pha nhiều mùi hương có thể làm sáp khó cháy, vì mùi hương không phải là chất cháy như sáp.

- Nếu trời lạnh, hoặc sáp khó cháy, dùng bấc to hơn.

- Quý khách tự pha trộn nhiều loại sáp, cần chú ý độ nóng chảy của mỗi loại sáp (để đun theo thứ tự từ cao rồi tới thấp, tránh cháy khét sáp có độ nóng chảy thấp hơn) và test cỡ bấc phù hợp, trước khi làm nhiều.

- Hãy thắp thử đến hết sáp nến. Vừa ý rồi, mới làm nến số lượng nhiều.

- Nếu có trục trặc không như ý (ngọn lửa lớn quá hoặc nhỏ quá), việc khắc phục sẽ rất vất vả và tốn thời gian, vì phải làm lại từ đầu, mới có thể thay bấc khác.

 

4. Miếng dán đế bấc (để cố định bấc): http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3539/Miếng dán đế bấc (băng keo 2 mặt).html.

 

5. Tinh dầu: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/2779/Tinh dầu.html.

- Pha nhiều mùi hương có thể làm sáp khó cháy, vì mùi hương không phải là chất cháy như sáp.

- Hũ nhỏ: dùng 1 – 3 chai tinh dầu 5 ml.

- Hũ lớn: dùng 2 – 4 chai tinh dầu 5 ml.

- Sáp ong (ngậm tinh dầu tốt nhất): hũ nhỏ dùng 1 – 3 chai tinh dầu 5 ml.

- Sáp cọ mềm (ngậm tinh dầu tốt): hũ nhỏ dùng 1 – 2 chai tinh dầu 5 ml.

- Sáp đậu nành (ngậm tinh dầu kém hơn, pha nhiều tinh dầu sẽ bị tươm lên bề mặt sáp, sáp sẽ sần sùi): hũ nhỏ dùng 1 chai tinh dầu 5 ml.

- Nếu ở nhà bạn đã có sẵn tinh dầu, lưu ý:

- Tinh dầu nguyên chất mới làm nến thơm được.

- Tinh dầu pha cồn sẽ khiến nến bị khói.

 

6. Đá màu tự nhiên: http://nenhoahao.com/sp/danh-sach/1506/v=0/Đá màu tự nhiên (có 8 màu).html.

- Vì hũ thiếc khá nhỏ, nên chọn những viên đá nhỏ, để trang trí lên bề mặt nến:

- Đá nhỏ: 3 – 4 viên.

- Đá to hơn: 2 viên.

 

Không dùng màu làm nến thơm, nến luân xa; thay vào đó, dùng đá màu tự nhiên, vì:

- Nếu dùng màu, phải cần tới 7 cái ca rót sáp để làm 7 nến luân xa khác nhau, do màu dính vào ca, khó rửa sạch.

- Nếu dùng bột màu:

- Vì bột mịn rất dễ phát tán, cần tránh gió, mang kính mắt, khẩu trang, găng tay: Khó làm tại nhà.

- Nếu làm ít nến, khó cân lượng chính xác (Tỉ lệ 0,01 - 0,05%, tức là 1 - 5 gr màu bột cho 10 kg sáp), cho nên mỗi lần pha màu, sẽ bị xê xích đậm nhạt.

- Bột màu khá nặng mùi, sẽ ảnh hưởng đến hương thơm của nến.

- Pha màu sẽ làm nến khó cháy; khô sáp, khiến sáp nứt, co lõm.

- Màu càng đậm, nến càng khó cháy.

- Màu thực phẩm: chỉ tan trong nước, không tan trong sáp → Không pha vào sáp được nha.

 

C. CÁCH LÀM:

Gồm khoảng 8 – 10 bước:

- Nếu dùng sáp ong, sẽ tốn thêm 1 bước, do phải rót 2 lần.

Thời gian 45 – 75 phút:

- Nếu dùng bấc gỗ, sẽ tốn thời gian hơn một chút, cho khâu chuẩn bị bấc gỗ.

- Nếu dùng sáp ong, sẽ tốn thời gian thêm tầm 30 phút, do phải rót 2 lần.

 

Bước 1 (nếu dùng bấc gỗ): Chuẩn bị bấc.

- Dùng kéo cắt ngắn bấc gỗ còn 4,2 cm, phù hợp với chiều cao của hũ thiếc nhỏ.

- Nếu bấc gỗ dài, sau khi làm xong, rất khó cắt ngắn bấc gỗ, để đậy nắp hũ lại.

- Nếu hũ lớn, chập 2 bấc gỗ lại, hoặc cắm 2 bấc gỗ song song (2 bấc gỗ chập lại ngọn lửa sẽ lớn; 2 bấc gỗ cắm song song ngọn lửa sẽ đầm hơn).

- Nhét bấc gỗ vào đế sắt.

Lưu ý: Bấc gỗ không phù hợp với sáp ong, vì sáp ong thắp bằng bấc gỗ sẽ gây khói.

Lưu ý: Nếu làm nến bằng sáp ong, hãy dùng bấc cotton.

Nếu dùng bấc cotton qua sáp bấm đế sẵn, thì không có bước này.

 

Bước 2: Dùng miếng dán đế (băng keo 2 mặt) dán đế bấc vào đáy hũ.

 

Bước 3 (nếu dùng bấc cotton): Dùng kẹp dài kẹp đầu bấc cotton gác ngay giữa hũ, để giữ bấc thẳng.

Nếu dùng bấc gỗ, thì không có bước này, vì bấc gỗ đứng thẳng rồi, không cần kẹp giữ.

 

Bước 4: Đun chảy lỏng sáp.

- Hũ thiếc nhỏ: cần khoảng 60 gr sáp.

- Để lửa nhỏ hoặc đun cách thủy, thấy sáp vừa chảy lỏng ra là được.

- Nhiệt độ nóng chảy của sáp cọ mềm (khoảng 45 độ C), sáp đậu nành (khoảng 50 độ C), sáp ong (khoảng 75 độ C).

Lưu ý: Không đun nấu ở nhiệt độ cao, so với nhiệt độ nóng chảy của sáp.

Lưu ý: Không đun nấu thời gian lâu, để tránh tích nhiệt làm gia tăng nhiệt độ.

Lưu ý: Vì sẽ làm sáp phựt lửa bốc cháy, rất nguy hiểm.

- Khi đun, không được đậy nắp, phải luôn giám sát, để tránh việc sáp sôi trào lên, bén vào bếp gây cháy.

- Sáp kỵ nước: Khi đun chảy lỏng sáp, không để nước rơi vào sáp; như khi đang chiên đồ ăn, không để nước rơi vào dầu ăn, sẽ bắn tung tóe lên.

- Nếu đang đun mà có tiếng kêu tí tách, thì có thể do có nước lẫn trong sáp.

 

Bước 5: Dùng ấm nhỏ hoặc ca nhỏ có muôi rót sáp vào hũ.

- Rót sáp tới cách mép hũ còn 1 cm.

- Sáp đầy quá, bấc sẽ bị ngắn, ngọn lửa sẽ yếu.

- Sáp cọ mềm: ít co lõm, chỉ cần rót 1 lần, bề mặt đã khá phẳng.

- Sáp đậu nành: ít co lõm, chỉ cần rót 1 lần, bề mặt đã khá phẳng.

- Sáp ong: co lõm nhiều, phải rót 2 lần, bề mặt mới phẳng.

 

Bước 6: Khi sáp còn lỏng, trút hết chai tinh dầu 5 ml vào, lấy cây đũa khuấy nhẹ và đều.

- Khuấy mạnh sẽ làm không khí đi vào sáp, khiến sáp nổi bọt khí, bị xốp.

- Nếu sáp còn nóng, tinh dầu gặp nóng sẽ bay hơi rất nhanh, khiến nến thành phẩm hết thơm.

- Đang làm mà ngửi thấy thơm nhiều, thì nến thành phẩm sẽ không còn thơm nữa, vì tinh dầu đã bay hơi gần hết lúc rót sáp rồi.

- Nếu sáp nguội đông lại, thì không thể pha tinh dầu vào sáp được.

- Pha nhiều mùi hương có thể làm sáp khó cháy, vì mùi hương không phải là chất cháy như sáp.

- Sáp ong (ngậm tinh dầu tốt nhất): dùng 1 – 3 chai tinh dầu 5 ml.

- Sáp cọ mềm (ngậm tinh dầu tốt): dùng 1 – 2 chai tinh dầu 5 ml.

- Sáp đậu nành (ngậm tinh dầu kém hơn, pha nhiều tinh dầu sẽ bị tươm lên bề mặt sáp, sáp sẽ sần sùi): dùng 1 chai tinh dầu 5 ml.

- Nếu ở nhà bạn đã có sẵn tinh dầu, lưu ý:

- Tinh dầu nguyên chất mới làm nến thơm được.

- Tinh dầu pha cồn sẽ khiến nến bị khói.

 

Bước 7 (nếu làm bằng sáp ong): Rót bù sáp.

- Do sáp ong co lõm nhiều, phải rót 2 lần, bề mặt mới phẳng.

- Chờ tầm 30 phút cho sáp ong nguội rút lõm xuống (trời càng lạnh, sáp càng nhanh đông), mới rót bù vào chỗ lõm.

- Đợt sáp sau không quá nóng, để tránh làm bay hơi tinh dầu của phần sáp trong hũ.

 

Bước 8: Đặt 2 – 4 viên đá trang trí lên sáp.

- Nếu sáp đang lỏng, viên đá sẽ từ từ chìm xuống đáy hũ.

- Nếu sáp nguội đông lại, mới đặt đá trang trí lên, thì viên đá không thể bám dính vào sáp.

- Đá nhỏ: 3 – 4 viên.

- Đá to hơn: 2 viên.

Nếu không trang trí, thì không có bước này.

 

Bước 9 (nếu dùng bấc cotton): Sau khi sáp nguội, tháo kẹp ra.

Nếu dùng bấc gỗ, thì không có bước này, vì bấc gỗ không cần kẹp giữ.

 

Bước 10 (nếu dùng bấc cotton): Dùng kéo cắt ngắn bấc, còn khoảng 1 cm, so với bề mặt sáp.

- Bấc dài, ngọn lửa sẽ lớn.

- Bấc ngắn quá, ngọn lửa yếu, nến dễ tắt.

- Nếu cắt ngắn bấc cotton trước khi rót sáp, thì sẽ không có chỗ để kẹp giữ dây bấc.

- Kéo chuyên dùng sẽ dễ cắt bấc hơn: http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3357/Kéo cắt bấc nến.html.

Nếu dùng bấc gỗ, thì không có bước này, vì bấc gỗ đã được cắt ngắn sẵn ở bước 1 rồi.

 

LƯU Ý:

- Pha nhiều mùi hương có thể làm sáp khó cháy, vì mùi hương không phải là chất cháy như sáp.

- Nếu trời lạnh, hoặc sáp khó cháy, dùng bấc to hơn.

- Quý khách tự pha trộn nhiều loại sáp, cần chú ý độ nóng chảy của mỗi loại sáp (để đun theo thứ tự từ cao rồi tới thấp, tránh cháy khét sáp có độ nóng chảy thấp hơn) và test cỡ bấc phù hợp, trước khi làm nhiều.

- Hãy thắp thử đến hết sáp nến. Vừa ý rồi, mới làm nến số lượng nhiều.

- Nếu có trục trặc không như ý (ngọn lửa lớn quá hoặc nhỏ quá), việc khắc phục sẽ rất vất vả và tốn thời gian, vì phải làm lại từ đầu, mới có thể thay bấc khác.

- Khi thắp lại nến đã sử dụng, cần nhẹ tay khi mồi lửa, tránh làm gãy rụng bấc.

- Nếu bấc bị gãy rụng, ngọn lửa sẽ cháy yếu, nến dễ tắt.


III. COMBO TỰ LÀM NẾN THƠM, NẾN SPA, NẾN LUÂN XA (CHAKRA CANDLES)

Có 7 combo để bạn chọn mua làm thử:

1. Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp cọ mềm và bấc cotton:

1. http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3643/Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp cọ mềm và bấc cotton.html.

2. Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp cọ mềm và bấc gỗ:

2. http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3644/Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp cọ mềm và bấc gỗ.html.

3. Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp đậu nành và bấc cotton:

3. http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3645/Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp đậu nành và bấc cotton.html.

4. Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp đậu nành và bấc gỗ:

4. http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3646/Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp đậu nành và bấc gỗ.html.

5. Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp ong và 2 bấc cotton bấm đế sẵn:

5. http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3647/Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp ong và 2 bấc cotton bấm đế sẵn.html.

6. Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp ong và 3 bấc cotton bấm đế sẵn (cho trời lạnh):

6. http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3648/Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp ong và 3 bấc cotton bấm đế sẵn.html.

7. Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp ong và bấc cotton cuộn, tự bấm đế:

7. http://nenhoahao.com/ct/chi-tiet/3649/Combo tự làm 1 hũ nến thơm nhỏ với Sáp ong và bấc cotton cuộn, tự bấm đế.html.

 

DNTN HÓA MỸ PHẨM MÊ KÔNG (Mã số thuế: 0301648940)

Để xem bảng giá, điều kiện giao hàng, kích thước ..., xin nhấn vào hình ảnh của sản phẩm.

Giờ mở cửa (Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

- Thứ Hai đến Thứ Sáu: sáng 8g30 – 12g, chiều 2g – 5g30 (Giờ nghỉ trưa: 12g – 2g).

- Thứ Bảy Chủ nhật: nghỉ.

*** Nghỉ lễ từ ngày 27/4. Mở cửa lại: ngày 2/5 ***


Địa chỉ (Xin đến trong khung giờ trên. Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

414 Hòa Hảo, P.5, Q.10, Tp.HCM.

Điện thoại (Xin gọi trong khung giờ trên. Ngoài giờ, điện thoại không liên lạc được):

09.333.08.647 (Zalo, Viber)

Vì thông tin rất đầy đủ, để tránh điện thoại liên tục bận, xin vui lòng xem trước khi gọi! Trân trọng cảm ơn!