Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : Nhấn vào hình xem tiếp

CÁCH LÀM NẾN TRỤ (PILLAR):

A. ƯU ĐIỂM CỦA NẾN TRỤ:

- Có thể làm nến trụ với nhiều lớp màu sắc khác nhau.

- Do không bị giới hạn về khối lượng sáp, nên thời gian thắp của nến trụ sẽ dài lâu nhất so với các loại nến khác.

- Nến trụ rất cứng chắc, vận chuyển dễ dàng, không lo bị gãy như nến cây hay bể vỡ như nến ly cốc.


B. VẬT LIỆU:

1. Sáp co tách khỏi khuôn:

- Sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn (sáp fully, sáp 60): /ct/chi-tiet/2524/Sáp paraffin.html.

- Sáp paraffin bán tinh luyện (sáp semi, sáp 55): nhiều dầu, trơn nhớt, bở.

- Không đổ khuôn lấy ra được, vì sẽ vỡ sáp.

- Phụ gia AC6 (làm sáp bóng láng, chống chảy nhểu giọt): /ct/chi-tiet/2080/Phụ gia AC6.html.

- Làm nến điêu khắc: dùng sáp dẻo (sáp paraffin dẻo), sáp ong.

- Sáp dẻo: /ct/chi-tiet/3061/Sáp dẻo.html.

- Sáp ong: /ct/chi-tiet/2579/Sáp ong.html.

- Lưu ý: Sáp ong rất khó cháy, phải dùng dây tim/bấc cỡ lớn, hoặc cắm nhiều dây tim/bấc (nếu nến to rộng).


2. Màu tan trong dầu hoặc sáp (nếu làm nến màu): /ct/chi-tiet/3255/Màu dùng cho sáp nến.html.

3. Hương liệu tan trong dầu hoặc sáp (nếu làm nến thơm): /ct/chi-tiet/3431/Hương liệu làm sáp nến thơm.html.

4. Dây tim/bấc sáp: /ct/chi-tiet/2595/Tim/bấc sáp.html.

5. Đế tim/bấc: /ct/chi-tiet/2572/Đế tim/bấc.html.

 

6. Khuôn.

- Khuôn trụ tròn: /sp/danh-sach/1407/v=0/Khuôn nến trụ.html.

- Khuôn vuông, chữ nhật: /sp/danh-sach/1408/v=0/Khuôn nến vuông, nến chữ nhật.html.

- Khuôn nhựa trong suốt:

- * Dễ đo mức sáp, khi làm nến trụ có chiều cao khác nhau, hoặc nến nghệ thuật có nhiều lớp màu khác nhau.

- * 2 đầu khuôn chênh lệch vài mm, nên sẽ dễ lấy sáp ra.

- Khuôn nhựa đục (ống nước), khuôn inox:

- * Khó đo mức sáp, khi làm nến trụ có chiều cao khác nhau, hoặc nến nghệ thuật có nhiều lớp màu khác nhau.

- * 2 đầu khuôn thường bằng nhau, nên sẽ khó lấy sáp ra.

- Khuôn rỗng 2 đầu, một đầu nhỏ và đầu kia lớn hơn một chút: sẽ dễ tháo sáp ra khỏi khuôn.

- Nếu khuôn bị bít một đầu, thì đầu kia phải loe ra như chữ V, mới có thể lấy sáp ra khỏi khuôn.

 

7. Keo để dán đáy khuôn (trường hợp khuôn rỗng 2 đầu, mà không có đế đóng mở đáy khuôn hoặc giấy decal dán đáy khuôn):

- Nên dùng keo sữa tan trong nước (keo hũ): /ct/chi-tiet/2866/Keo sữa.html.

- Tuy lâu khô (để thoáng khoảng 2 giờ, keo mới khô; trời càng mát, keo càng mau khô), nhưng không gây hỏng khuôn (ngâm nước là keo sẽ tan ra).

8. Màng nhựa trong (nếu muốn ngăn sáp chảy ra ngoài khi thắp nến trụ): /ct/chi-tiet/2984/Màng nhựa.html.

- Băng keo trong hoặc keo phá màng (sẽ dính chắc hơn): để dán màng nhựa.

9. Nilon kiếng: để bao gói nến trụ cho sạch, đẹp.


C. DỤNG CỤ:

1. Bếp: có thể điều chỉnh độ nóng (bếp gas, bếp điện từ).

2. Nồi nấu sáp: nồi nhôm, nồi inox ... (nồi phù hợp với bếp).

3. Ấm nhỏ hoặc ca có muôi rót.

- Ấm nhôm: /ct/chi-tiet/2295/Ấm nhôm.html.

- Ca inox 1,3 lít (đun trực tiếp trên bếp): /ct/chi-tiet/2652/Ca inox (inox 201).html.

- Quánh inox 600 ml (đun trực tiếp trên bếp, hoặc đun cách thủy): /ct/chi-tiet/3622/Quánh inox (inox 304 cao cấp).html.

4. Kềm bấm đế tim/bấc: /ct/chi-tiet/3410/Kềm bấm đế.html.

5. Kẹp dài hoặc chiếc đũa (để giữ thẳng dây tim/bấc): /ct/chi-tiet/3017/Kẹp giữ dây tim/bấc.html.


D. THỰC HIỆN:

1. Dán đáy khuôn (trường hợp khuôn rỗng 2 đầu, mà không có đế đóng mở đáy khuôn hoặc giấy decal dán đáy khuôn):

- Đầu khuôn nhỏ hơn sẽ được làm phần đáy, để khi đẩy nến ra khỏi khuôn theo hướng từ dưới lên, sẽ không tác động đến bề mặt sáp nến.

- Dùng giấy bạc loại nướng bánh hay nướng cá, cắt miếng lớn hơn đáy khuôn, rồi trét kín keo vào đường rìa của đáy khuôn (chỗ dày mỏng của vỏ khuôn), sau đó đặt dính lên miếng giấy bạc.

Dùng giấy thường: khi rót sáp nóng vào, sẽ bị mủn giấy.

* Nếu có sẵn đế đóng mở đáy khuôn hoặc giấy decal dán đáy khuôn, thì bỏ qua bước này.

 

2. Đánh dấu mức sáp ở bên ngoài khuôn: nếu dùng 1 khuôn để làm nhiều nến trụ có chiều cao khác nhau, hoặc làm nến nghệ thuật có nhiều lớp màu khác nhau.

* Nếu không, thì bỏ qua bước này.

3. Cắt dây tim/bấc cao hơn miệng khuôn khoảng 1 cm cho dễ kẹp.

4. Xỏ dây tim/bấc vào đế sắt, dùng kềm bấm đế lại.

 

5. Nấu chảy lỏng sáp.

- Để lửa nhỏ hoặc đun cách thủy, thấy sáp vừa chảy lỏng ra là được.

- Sáp nói chung rất nhanh tan chảy.

Lưu ý: Không đun nấu ở nhiệt độ cao, so với nhiệt độ nóng chảy của sáp.

Lưu ý: Không đun nấu thời gian lâu, để tránh tích nhiệt làm gia tăng nhiệt độ.

Lưu ý: Vì sẽ làm sáp phựt lửa bốc cháy, rất nguy hiểm.

- Khi nấu, phải luôn mở nắp nồi và giám sát, để tránh việc sáp sôi trào lên, bén vào bếp gây cháy.

- Sáp kỵ nước: Khi đun chảy lỏng sáp, không để nước rơi vào sáp; như khi đang chiên đồ ăn, không để nước rơi vào dầu ăn, sẽ bắn tung tóe lên.

- Nếu đang đun mà có tiếng kêu tí tách, thì có thể do có nước lẫn trong sáp.


6. Pha màu vào sáp (nếu làm nến màu).

a) Tỉ lệ của màu trong sáp: 0,01 − 0,5%, tùy màu đậm hay nhạt.

Ví dụ: 1 − 50 gr màu cho 10 kg sáp, tùy màu đậm hay nhạt.

- Khác với sáp, màu không phải là chất cháy. Vì vậy, pha nhiều màu sẽ làm sáp khó cháy.

- Nếu sáp khó cháy:

- Dùng dây tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều dây tim/bấc (nếu nến to rộng).

- Không dùng màng nhựa bao lại cây nến để thắp.

- → Vì khi thắp, màu sẽ tích tụ lại trong lớp màng nhựa bao bọc, càng khiến sáp không cháy được.

- Màu có huỳnh quang: sẽ làm sáp khó cháy.

- Dùng dây tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều dây tim/bấc (nếu nến to rộng).

- Không dùng màng nhựa bao lại cây nến để thắp.

- → Vì khi thắp, màu sẽ tích tụ lại trong lớp màng nhựa bao bọc, càng khiến sáp không cháy được.

 

b) Cách pha màu vào sáp:

- Đun lửa nhỏ thôi (lửa lớn sẽ cháy sáp), đợi sáp chảy lỏng hoàn toàn, tắt bếp liền (đun lâu nữa sẽ cháy sáp), rồi bỏ màu vào khuấy tan đều (vì màu ở đây rất nhanh tan trong sáp nóng).

 

c) Lưu ý:

- Lần đầu, làm mẻ sáp ít thôi, và ghi lại trọng lượng màu đã dùng; để những lần sau, chỉ cần cân lượng theo công thức đã ghi, sẽ nhanh hơn.

- Nếu màu bị lợn cợn, lắng xuống đáy, có thể do:

- * Dùng sai màu: màu tan trong nước sẽ không tan trong dầu, sáp Mua lại màu khác.

- * Cửa hàng chúng tôi chuyên về nến, chắc chắn bán đúng loại màu tan trong sáp.

- * Lượng màu quá nhiều  Giảm bớt lượng màu.

- * Sáp nguội làm màu chưa hòa tan hết  Đun sáp chảy lỏng trở lại.


7. Pha hương liệu vào sáp (nếu làm nến thơm).

a) Tỉ lệ của mùi hương trong sáp: thường 3 − 5%.

Ví dụ: 1 kg sáp pha khoảng 30 − 50 gr mùi.

- Khác với sáp, mùi không phải là chất cháy. Vì vậy, pha nhiều mùi sẽ làm sáp khó cháy, và lỏng sáp.

- Nếu sáp khó cháy: dùng dây tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều dây tim/bấc (nếu nến to rộng).

- Nếu lỡ pha mùi nhiều, làm sáp bị mềm quá (không tách khuôn được), thì thêm chính sáp đó hoặc sáp ong (1 − 10%), để làm cứng lại.

- Sáp ong nhiều thì hỗn hợp sáp tuy cứng, nhưng rất khó cháy, phải dùng dây tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều dây tim/bấc (nếu nến to rộng).

 

b) Cách pha mùi hương vào sáp:

- Đun lửa nhỏ thôi (lửa lớn sẽ cháy sáp), đợi sáp chảy lỏng hoàn toàn, tắt bếp liền (đun lâu nữa sẽ cháy sáp), đợi sáp bớt nóng rồi bỏ mùi vào khuấy tan đều (vì mùi gặp nóng sẽ bay hơi rất nhanh).

- Nhiệt độ nóng sẽ làm mùi nhanh bay hơi.

- Khi ra thành phẩm, nến sẽ ít thơm, vì mùi thơm đã bay hơi gần hết lúc sáp nóng rồi.

- Do vậy:

- * Không pha mùi lúc sáp còn quá nóng.

- * Pha mùi hương là bước cuối cùng, sau khi đã pha màu.

- * Hạn chế việc hâm lại sáp đã pha mùi. Nếu phải hâm lại, có thể thêm mùi.

- * Bảo quản sáp nến ở nơi mát.

 

c) Lưu ý:

- Lần đầu, làm mẻ sáp ít thôi, và ghi lại trọng lượng mùi đã dùng; để những lần sau, chỉ cần cân lượng theo công thức đã ghi, sẽ nhanh hơn.

- Nếu mùi bị tách khỏi sáp, có thể do:

- * Dùng sai mùi: mùi tan trong nước sẽ không tan trong dầu, sáp Mua lại mùi khác.

- * Cửa hàng chúng tôi chuyên về nến, chắc chắn bán đúng loại mùi tan trong sáp.

- * Lượng mùi quá nhiều  Giảm bớt lượng mùi.

- * Sáp nguội làm mùi chưa hòa tan hết.

- * Đun sáp chảy lỏng trở lại, có thể thêm mùi, để bù lượng mùi bị bay hơi, do sáp nóng.

- Trong các mùi ở đây, mùi cam là khó cháy nhất (pha ít vẫn khó cháy).

- Dùng dây tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều dây tim/bấc (nếu nến to rộng).

 

8. Trường hợp khuôn rỗng 2 đầu: Rót một lớp sáp mỏng làm chân nến.

- Chờ sáp nguội bớt, dùng ấm nhỏ hoặc ca nhỏ có muôi rót từ từ vào khuôn một lớp sáp mỏng khoảng 1 – 2 cm làm chân nến.

- Sáp nóng quá hoặc dòng chảy sáp mạnh quá có thể làm bục keo dán đáy khuôn, làm rò rỉ sáp ra ngoài khuôn.

* Nếu khuôn có đế đóng mở đáy khuôn hoặc khuôn bị bít một đầu, thì bỏ qua bước này.

 

9. Dùng ấm nhỏ hoặc ca nhỏ có muôi rót sáp vào khuôn.

10. Thả dây tim/bấc vào giữa khuôn. Dùng kẹp dài kẹp đầu dây tim/bấc, để giữ dây thẳng.

 

11. Rót sáp bù vào chỗ lõm.

- Vì sáp đổ khuôn khi nguội sẽ co lại nhiều, làm bề mặt sáp bị lõm xuống: cần rót sáp bù vào chỗ lõm vài lần, đến khi bề mặt sáp được phẳng.

- Chờ đợt sáp trước nguội hẳn, rồi mới rót sáp bù vào chỗ lõm.

- Lớp sáp rót bù không cao hơn mức đã đánh dấu, để sau này khối sáp được liền lạc, tránh tạo ra các lằn sáp bên ngoài do mỗi lần rót bù.

- Lưu ý khi rót bù sáp lần cuối cùng:

- Nhiệt độ nóng sẽ làm màu nhạt xuống, nhằm tránh việc bề mặt sáp có màu nhạt hơn thân sáp, khi làm chảy lỏng lại sáp đã pha màu, để lửa nhỏ hoặc đun cách thủy, thấy sáp vừa chảy lỏng ra là rót được rồi.

12. Sau khi sáp nguội, tháo kẹp ra, cắt bớt dây tim/bấc cao hơn bề mặt sáp khoảng 1 – 2 cm, phù hợp với chiều cao của nến (dây dài sẽ cháy to).

13. Lấy nến ra khỏi khuôn.

- Khuôn bít 1 đầu như chữ V: úp ngược khuôn xuống cho nến rơi ra.

- Khuôn rỗng 2 đầu: đẩy nến ra khỏi khuôn theo hướng từ đầu nhỏ ra đầu lớn.

- Nếu khó lấy nến ra khỏi khuôn, hãy làm lạnh nó, sẽ lấy ra dễ hơn.

 

14. Muốn ngăn sáp chảy ra ngoài khi thắp nến trụ:

Cách 1: Đặt nến trụ trong ly thủy tinh.

- Ly thủy tinh có đường kính (ɸ) rộng hơn nến một chút thôi, để nến có thể cháy hết sáp.

Cách 2: Dùng dây tim/bấc cỡ nhỏ hơn.

- Tuy nhiên, dùng dây tim/bấc cỡ nhỏ quá sẽ khiến ngọn lửa yếu, nến cháy để lại thành sáp dày; đến khi thành sáp khá cao, nến bị khoét một lỗ ở giữa khá sâu, thì đầu dây tim/bấc sẽ bị ngập trong sáp lỏng và lụi tàn đi, nến tự tắt.

Cách 3: Dùng màng nhựa trong suốt để bao xung quanh thân nến trụ.

- Nếu dùng màng nhựa trong suốt, thì chọn loại có độ dày dưới 2 zem (dày quá sẽ khó ôm sát thân nến).

- Cắt màng nhựa với chiều cao bằng thân nến, và dài hơn chu vi nến từ 1 – 2 cm, rồi dán băng keo trong hoặc keo phá màng (sẽ dính chắc hơn) kín hết phần tiếp giáp này.

- Lưu ý:

- * Không dùng dây tim/bấc to, vì ngọn lửa lớn sẽ làm cháy màng nhựa.

- * Trong khi thắp nến, thỉnh thoảng cắt màng nhựa xuống thấp gần với mức sáp, nhằm tránh ngọn lửa bén vào màng nhựa gây cháy.

- * Để an toàn, nên tắt nến trước khi cắt màng nhựa.

15. Dùng nilon kiếng bao gói nến trụ.


DNTN HÓA MỸ PHẨM MÊ KÔNG (Mã số thuế: 0301648940)

Để xem bảng giá, điều kiện giao hàng, kích thước ..., xin nhấn vào hình ảnh của sản phẩm.

Giờ mở cửa (Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

- Thứ Hai đến Thứ Sáu: sáng 8g30 – 12g, chiều 2g – 5g30 (Giờ nghỉ trưa: 12g – 2g).

- Thứ Bảy Chủ nhật: nghỉ.

*** Nghỉ lễ từ ngày 27/4. Mở cửa lại: ngày 2/5 ***


Địa chỉ (Xin đến trong khung giờ trên. Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

414 Hòa Hảo, P.5, Q.10, Tp.HCM.

Điện thoại (Xin gọi trong khung giờ trên. Ngoài giờ, điện thoại không liên lạc được):

09.333.08.647 (Zalo, Viber)

Vì thông tin rất đầy đủ, để tránh điện thoại liên tục bận, xin vui lòng xem trước khi gọi! Trân trọng cảm ơn!