Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : Nhấn vào hình xem tiếp

A. LÀM ĐÈN BƠ, NẾN BƠ:

- Muốn bơ đông lại dễ vận chuyển, pha thêm sáp cọ bột/vẩy và sáp ong: vừa cứng, vừa phẳng mịn.

- Sau khi nguội, nến sẽ khô nứt, rút lõm xuống, cần phải rót bù thêm lần nữa, cho bề mặt nến được phẳng mịn.

- Sáp cọ vẩy xay nhuyễn thì thành sáp cọ bột.

- Sáp cọ bột/vẩy: /ct/chi-tiet/3454/Sáp cọ vẩy.html.

- Sáp ong (là sáp thực vật): /ct/chi-tiet/2579/Sáp ong.html.

- Các sáp khác pha vào bơ không phù hợp:

- Sáp paraffin (gốc dầu mỏ): pha vào bơ sẽ nổi đốm trắng to và nhiều.

- Sáp cọ mềm (gốc thực vật): pha vào bơ sẽ nổi đốm trắng nhỏ và ít hơn.

- Sáp đậu nành: không tan trong bơ, nên không làm đông bơ.

 

- Tỉ lệ: 75% bơ + 20% sáp cọ bột/vẩy + 5% sáp ong

- Tỉ lệ: 1,5 kg bơ + 400 gr sáp cọ bột/vẩy + 100 gr sáp ong

- Tỉ lệ: 15 kg/thùng bơ + 4 kg sáp cọ bột/vẩy + 1 kg sáp ong

- Tỉ lệ: (tùy thời tiết lạnh hay nóng, mà gia giảm lượng bơ).

- Mục đích pha sáp cọ bột/vẩy và sáp ong vào bơ:

- Sáp cọ bột/vẩy: hợp với bơ, pha vào không bị nổi đốm trắng, như các sáp khác.

- Sáp ong: để không bị xì dầu bơ lên trên.

 

- Nếu sáp ong càng nhiều:

- * Nến bơ sẽ bị nổi nhiều đốm trắng.

- * Làm lại từ đầu, giảm tỉ lệ sáp ong xuống.

- * Hỗn hợp sáp sẽ càng cứng và khó cháy.

- * Dùng tim/bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều tim/bấc (nếu hũ nến rộng).

- * Sau khi sáp nguội, bề mặt sáp sẽ co lõm xuống.

- * Châm bù sáp vào chỗ lõm vài lần, để bề mặt sáp được phẳng.

- * → Hũ nến càng rộng, thì số lần châm bù sẽ càng nhiều.

-Màu vàng và mùi hương bơ sẽ càng nhạt đi.

- * Pha thêm màu vàng và mùi hương bơ hoặc vani, để làm hỗn hợp sáp đậm màu và thơm trở lại.

- * → Tuy nhiên, màu là hóa chất, mùi là hương liệu: Nếu không cần thiết lắm, thì không pha vào sáp, để tự nhiên vẫn hay hơn.


B. CÁCH NẤU ĐÈN BƠ, NẾN BƠ:

- Sáp ong và sáp cọ bột/vẩy đều cứng hơn bơ, nên phải đun sáp ong trước, rồi tới sáp cọ bột/vẩy, cuối cùng là bơ.

- Nhìn vào công thức, cũng đoán biết loại nào cứng nhất (cần đun trước), loại nào mềm nhất (đun sau cùng).

- Giống như nấu ăn: cứng đun trước, mềm đun sau.

- Đun lửa nhỏ, đến khi sáp ong và sáp cọ bột/vẩy chảy lỏng hoàn toàn, thì bỏ bơ vào khuấy nhẹ, rồi tắt bếp.

 

Lưu ý:

- Nếu đun lửa lớn: sẽ làm cháy sáp, rất nguy hiểm. Vì vậy, đun lửa nhỏ thôi.

- Khuấy sáp nhẹ tay thôi, để tránh không khí vào sáp tạo bọt, khi nguội sẽ nổi đốm bọt khí trắng.

- Sáp ong và sáp cọ bột/vẩy chưa tan hết, đã pha bơ vào, thì khi nguội, cũng sẽ nổi đốm trắng.

- Bơ vừa tan thì tắt bếp. Đun lâu sẽ khiến mùi hương tự nhiên trong bơ bay hơi, làm nến bớt thơm.

- Muốn thêm mùi hương để làm nến thơm hơn: Sau khi tắt bếp, mới bỏ mùi vào, để hạn chế mùi bay hơi do sáp nóng.

 

Bảng giá:

- Bơ thực vật: /ct/chi-tiet/3423/Bơ thực vật.html.

- Sáp cọ bột/vẩy: /ct/chi-tiet/3454/Sáp cọ vẩy.html.

- Sáp ong: /ct/chi-tiet/2579/Sáp ong.html.

- Dây tim/bấc: /ct/chi-tiet/2595/Tim/bấc sáp.html.

- Đế tim/bấc: /ct/chi-tiet/2572/Đế tim/bấc.html.

- Kềm bấm đế: /ct/chi-tiet/3410/Kềm bấm đế.html.

- Kẹp giữ dây tim/bấc: /ct/chi-tiet/3017/Kẹp giữ dây tim/bấc.html.


DNTN HÓA MỸ PHẨM MÊ KÔNG (Mã số thuế: 0301648940)

Để xem bảng giá, điều kiện giao hàng, kích thước ..., xin nhấn vào hình ảnh của sản phẩm.

Giờ mở cửa (Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

- Thứ Hai đến Thứ Sáu: sáng 8g30 – 12g, chiều 2g – 5g30 (Giờ nghỉ trưa: 12g – 2g).

- Thứ Bảy Chủ nhật: nghỉ.

*** Nghỉ lễ từ ngày 27/4. Mở cửa lại: ngày 2/5 ***


Địa chỉ (Xin đến trong khung giờ trên. Ngoài giờ, cửa hàng nghỉ, không liên lạc được):

414 Hòa Hảo, P.5, Q.10, Tp.HCM.

Điện thoại (Xin gọi trong khung giờ trên. Ngoài giờ, điện thoại không liên lạc được):

09.333.08.647 (Zalo, Viber)

Vì thông tin rất đầy đủ, để tránh điện thoại liên tục bận, xin vui lòng xem trước khi gọi! Trân trọng cảm ơn!